Lê Đức Ngc và Trn ThHoài - ĐHQGHN


Mô hình phát triển chương trình đào tạo thời 4.0

    Nhóm nghiên cứu đề tài xác định Mô hình phát triển chương trình đào tạo đại học thời 4.0 gồm 4 bước như sau:



    Khác với các mô hình phát triển chương trình đào tạo trước đây, sau khi phân tích bối cảnh thời đại 4.0 về phát triển kinh tế, hội, khoa học công nghệ trên thế giới nước ta trong thập kỷ tới, phải xác định nhu cầu nhân lực đáp ứng thời đại để xác định chuẩn chất lượng đào tạo (chuẩn đầu ra) cho bậc đại học thời đại 4.0. Trên cơ sở đó mới xây dựng được công cụ để chuyển tải chuẩn đầu ra đến người học đáp ứng nguồn nhân lực thời đại- đó là chương trình đào tạo đại học dựa trên chuẩn đầu ra

1.    Phân tích bối cảnh thời đại 4.0

    1.1    Phát triển Giáo dục đại học từ 1.0 đến 4.0

            Theo tác giả Ong, J.C B.,(2017) đã mô tả tóm tắt sự phát triển của giáo dục đại học qua 8 đặc trưng sau đây:


            Bảng 1: Các giai đoạn phát triển giáo dục

 

Characteristics

Đặc tính

Pre-1980

Education 1.0

GIÁO DỤC 1.0

Trước năm 1980

1980s

Education 2.0

GIÁO DỤC 2.0

Những năm 1980

1990s

Education 3.0

GIÁO DỤC 3.0

Những năm 1990

2000s

Education 4.0

GIÁO DỤC 4.0

Những năm 2000

 

1-Focus

Trọng tâm

 

Education

Giáo dục

Employability Khả năng được tuyển dụng

 

Knowledge Creation

Sáng tạo tri thức

Innovation and Value creation

Đổi mới và Sáng tạo giá trị

2-Curriculum

Chương trình giáo dục

Single-Disciplinary

Đơn ngành

Multy-Disciplinary

Đa ngành

Inter-Disciplinary

Liên ngành

Transdisciplinary

Xuyên ngành

3-Technology

Công nghệ

Paper and Pencil

Giấy và bút chì

PCs and Laptops Máy tính để bàn và xách tay

Internet and Mobile Internet và thiết bị di động

Internet of Things Internet kết nối Vạn vật

4-Digital Literacy Trình độ kỹ thuật số

Digital refugees

Tiếp nạp kỹ thuật số

Digital Immigrants

Kiều dân kỹ thuật số

Digital Natives

Cư dân kỹ thuật số

Digital Citizens Công dân kỹ thuật số

5-Teaching

Dạy học

One-way

Một chiều

Two-way

Hai chiều

Multi-way

Đa chiều

Everywhere

Mọi nơi

6-Quality Assurance Đảm bảo chất

lượng

Academic Quality Chất lượng học thuật

Teaching Quality Chất lượng giảng dạy

Rules-based QA Đảm bảo chất lượng dựa trên quy tắc

Principle-based QA Đảm bảo chất lượng dựa trên nguyên tắc

7-School

Trường học

Brick and Mortal

Gạch và vữa

Brick and Click

Gạch và nhấp chuột

Network

Mạng số

Ecosystem

Hệ sinh thái

 

8-Output

Đầu ra

 

Skilled-workers

Nhân công kỹ năng

 

Knowledge Workers

Nhân công tri thức

Co-Producers of Knowledge

Người sản xuất cùng tạo nên tri thức

Innovators and Entrepreneurs Người canh tân và Doanh nhân

            

        Qua việc phân giai đoạn phát triển giáo dục đại học ở trên, chúng ta dễ dàng xác định xem 8 đặc tính giáo dục nước ta đang ở giai đoạn nào, từ đó có thể đề ra những chính sách và những việc làm cần thiết để đưa giáo dục đại học ở nước ta nhanh chóng đạt đến Giáo dục 4.0. Đặc biệt Đại học Quốc gia Hà Nội cần giáo dục năng lực đổi mới và sáng tạo giá trị để có nguồn nhân lực năng lực canh tân doanh nhân thành đạt cho đất nước như thế nào làm sao để người học thể học suốt đời cùng với sự phát triển nhanh chóng khó xác định trước của kỹ thuật số.


    1.2    Những tiến bộ của khoa học giáo dục

            Hoạt động giáo dục là hoạt động cốt lõi của 2 chủ thể: người dạy và người học với các quy mô khác nhau. Để thực hiện hoạt động này, quy mô càng lớn, càng đòi hỏi phải có một hệ thống chặt chẽ về tổ chức và quản lí nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục.Một trong những mục tiêu hoạt động giáo dục luôn là mục tiêu cá thể hóa giáo dục. Để thực hiện mục tiêu này, trong quá trình phát triển của khoa học giáo dục đã có ba loại nghiên cứu chính: 1- nghiên cứu về bản chất hoạt động học của người học, 2- nghiên cứu về tổ chức và quản lí hoạt động học của người học và 3- nghiên cứu về phương pháp và công cụ hoạt động dạy và học.

            Theo Nguyễn Lộc (2018), đã có 6 lí thuyết học tập, khởi đầu đó là: 1)- thuyết học tập hành vi (behavorial learning theory), 2)-thuyết học tập nhận thức (cognitive learning theory) và 3)- thuyết học tập kiến tạo (constructivist learning theory) đều chú ý đến các đặc điểm bên trong của người học về mức độ cá nhân hóa, điều đó cho ta nhận ra rằng người học có thể học tập theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đến cuối thế kỷ 20 xuất hiện nhiều thuyết học tập ở mức độ nhân hóa nâng cao hơn. Đó là: 4)-thuyết Vòng tròn trải nghiệm (experimential cycle), 5)- Phong cách học tập (learning styles) của David Kolb (1974) và 6)-thuyết Đa trí tuệ (multiple intelligences) của Howard Gardner (1983)… giai đoạn này các thuyết học tập đã chứng minh được rằng các cá nhân người học có thể học thành công hơn khi tạo ra các cách thức học khác nhau.

            Đối với nghiên cứu cải tiến về tổ chức và quản lí hoạt động học của người học, nổi bật nhất là 3 loại học chế sau đây: 1)- học chế niên chế, 2) học chế tín chỉ và 3)-học chế trải nghiệm, đang từng bước hình thành. Học chế tín chỉ đã góp phần nâng cao một bước cá nhân hóa việc học của người học. Người học được quyền thay đổi ngành nghề trong quá trình học tập, được tùy chọn số tín chỉ tích lũy tùy theo điều kiện của mình cho mỗi học kỳ người học còn được tùy chọn học phần ở cả bậc học cao hơn để chuẩn bị tiềm năng đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng. Rất tiếc triển khai học chế tín chỉ ta chưa đảm bảo được các quyền của người học nêu trên, nên triển khai học chế tín chỉ, phần lớn chưa được thực hiện học chế tín chỉ thực sự hiệu quả và cá nhân hóa cho người học chưa thực sự. Học chế trải nghiệm là học chế học qua hành, tạo nên một học chế mà năng lực gắn chặt với kỹ năng trở thành tiềm năng cho người học để đáp ứng đầy đủ và chắc chắn hơn cho yêu cầu của nghề nghiệp tương lai.

            Còn đối với nghiên cứu phương pháp và công cụ của hoạt động dạy và học cũng có sự phát triển qua các giai đoạn, đã được tổng kết ở ba đặc trưng số 3, số 4 và số 5 của Bảng 1 ở trên. Phương pháp dạy và học đã từng bước chuyển từ thầy dạy trò học thuộc, sang dạy và học qua đối thoại, rồi đến dạy và học từ nhiều nguồn (thầy thật và cả thầy ảo) và bây giờ thời 4.0 dạy và học ở mọi nơi. Sự phát triển của các phương pháp dạy và học qua các giai đoạn cũng từng bước góp phần cá nhân hóa giáo dục, nhất là thời 4.0. Tổ chức dạy học trực tuyến đã phát huy cao độ cá nhân hóa của học chế tín chỉ. Về công cụ hoạt động dạy học, với sự tiến bộ của công nghệ đã hỗ trợ học liệu hóa tri thức qua sách, tạp chí, video thành vật thể thực hay ảo. Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển đã góp phần cá nhân hóa giáo dục cho từng cá nhân người học có thể tìm kiếm, lưu trữ và sử dụng các học liệu mở ở mọi nơi, mọi lúc và theo mục tiêu của mình.

        Đối với xây dựng chương trình đào tạo, ngày nay cũng đã hướng đến nhân hóa cao độ, thông qua việc hướng đến xây dựng các chương trình liên ngành hay xuyên ngành. Việc xây dựng chương trình liên ngành hay xuyên ngành nhằm cung cấp các kiến thức kỹ năng cho nguồn nhân lực đủ tiềm năng để giải quyết các vấn đề liên ngành hay xuyên ngành của thời đại 4.0, thời đại internet kết nối vạn vật, luôn đòi hỏi năng lực sáng tạo đổi mới để giải quyết các vấn đề phức tạp (liên ngành hay xuyên ngành) liên tục nảy sinh trong thực tiễn của vạn vật quanh ta.

        Để hiện thực hóa các tiến bộ của khoa học giáo dục nêu trên, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2013) đã đề xuất nhà trường thời 4.0 cần phải xây dựng hệ sinh thái học tập bao gồm những thành phần chính sau đây:

        - Hệ thống chủ thể học tập (cá nhân người học, thầy giáo, nhóm…)

        - Hệ thống tri thức học tập (chương trình, bài giảng, sách giáo khoa, tài liệu thư viện, tri thức người học, tri thức người dạy, tri thức nhóm, tri thức trên mạng…)

        - Hệ thống tri thức học tập (chương trình, bài giảng, sách giáo khoa, tài liệu thư viện, tri thức người học, tri thức người dạy, tri thức nhóm, tri thức trên mạng…)

        - Hệ thống trải nghiệm học tập (học lí thuyết, thực hành, học tập khái niệm, học tập kỹ năng, bài tập tình huống, đi thực tế, bài tập nhóm, xe-mi-na, tiểu luận, dự án…). Trong đó hệ thống công nghệ học tập được coi là ngày càng đóng vai trò quan trọng và có những thay đổi nhanh nhất của hệ thống sinh thái học tập trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Tóm lại, bước phân tích bối cảnh trong hình phát triển chương trình đào tạo giúp cho ta xác định được nhu cầu thời đại về nguồn nhận lực các họat động trong giáo dục đại học cần phải triển khai mới đáp ứng được thời đại, trong đó có việc phát triển chương trình đào tạo như thế nào cho thời đại 4.0 đang hiện hữu.


2.    Nhu cầu về phẩm chất và năng lực của nguồn nhân lực đáp ứng thời đại 4.0

        Có rất nhiều nghiên cứu, hội thảo, theo những quan điểm khác nhau đã đề xuất về Phẩm chất và Năng lực cần cho nguồn nhân lực thời 4.0. Trong rất nhiều các quan điểm như vậy, chúng tôi cho rằng, UNESCO tổ chức văn hóa giáo dục của Liên Hiệp Quốc đã tổ chức nghiên cứu nghiêm túc, khảo nghiệm từ nhiều chuyên gia và quốc gia khác nhau, để đưa ra được một hệ thống các giá trị, năng lực, kỹ năng thời đại đến 2030 dưới đây:


Bảng 2. Theo UNESCO, thời đại đến 2030, cần dạy và rèn luyện cho người học các phẩm chất và năng lực sau đây

TT

Lĩnh vực

Năng lực cốt lõi

1

Tư duy đổi mới và sáng tạo

Khả năng sáng tạo, Tinh thần khởi nghiệp, Tháo vát, Kỹ năng vận dụng, Tư duy phản biện, Ra quyết định hợp lí.

2

Kỹ năng xã hội

Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng tổ chức, Làm việc theo nhóm, Cộng tác, Hòa đồng, Tinh thần đồng đội, Thấu cảm, Lòng trắc ẩn

3

Kỹ năng cá nhân

Kỷ luật tự giác, Khả năng độc lập trong học tập, Linh hoạt và Thích ứng, Biết mình, Kiên trì, Tự tạo động lực, Nhất quán, Tự trọng.

 

4

 

Công dân toàn cầu

Ý thức, Khoan dung, Cởi mở, Trách nhiệm, Tôn trọng sự đa dạng, Hiểu biết về đạo đức, Hiểu biết đa văn hóa, Khả năng giải quyết mâu thuẫn, Tham gia dân chủ, Giải quyết xung đột, Tôn trọng môi trường, Bản sắc dân tộc, Ý thức mình thuộc về một nơi nào đó.

 

5

Tri thức công nghệ thông tin và truyền thông

Khả năng thu thập và Phân tích thông tin thông qua công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Khả năng đánh giá phản biện nội dung thông tin và truyền thông, Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp đạo đức

 

6

Kỹ năng khác (lối sống, giá trị tôn giáo)

 

Tôn trọng lối sống lành mạnh, Tôn trọng các giá trị tôn giáo. (Hiểu biết về Khoa học sức khỏe và Khoa học giáo dục)

    

        Năng lực cốt lõi thuộc 6 lĩnh vực trong Bảng 3 trên đã bao quát cho tất cả các ngành học. Các chương trình đào tạo có thể dựa vào đây, tùy theo nhu cầu phẩm chất và năng lực của nguồn nhân lực thuộc chương trình đào tạo chuyên ngành, liên ngành hay xuyên ngành cụ thể, để xây dựng mục tiêu và từ đó xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo đó. Với nhận thức, sở giáo dục nơi chuẩn bị tiềm năng cho người học phát triển suốt đời, các tiềm năng này (chính các năng lực UNESCO khuyến nghị trong bảng trên) đáp ứng bối cảnh thời đại, để nhà trường xác định mục tiêu giáo dục, tầm nhìn và hệ giá trị cho mình một cách hợp lí.

        Năng lực cốt lõi là các năng lực nhận thức (năng lực tiếp nhận tri thức) gồm Nhớ, Hiểu, Áp dụng, Phân tích, Đánh giá Sáng tạo các năng lực duy (năng lực vận dụng tri thức) gồm Logic, Trừu tượng, Hệ thống, Phê phán và Sáng tạo. Các phẩm chất và năng lực trong bảng 3 là năng lực thứ cấp. Khi có năng lực nhận thức và tư duy bậc cao, người học càng dễ dàng học tập và rèn luyện để có được vững chắc các phẩm chất và năng lực nêu trong bảng 3. Vì vậy, cần chú trọng giáo dục và rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy bậc cao trong từng bài giảng đại học ở thời đại 4.0.

        Trong thời đại bùng nổ thông tin và tiến bộ của công nghệ và truyền thông, tri thức của loài người tăng theo cấp số nhân, phải dạy và học cách học. Mỗi học phần phải tập trung dạy cho được các kiến thức, kỹ năng và mức độ tự chủ và trách nhiệm cần đạt, thuộc học phần mình dạy qua 3 năng lực nền tảng: 1-Năng lực thu thập thông tin (qua công nghệ học hỏi), 2-Năng lực xử thông tin (qua định tính định lượng) trên sở đó dạy 3- Năng lực sử dụng thông tin (để ra quyết định hay giải quyết vấn đề). Một khi nắm vững những năng lực này, người học mới khả năng học suốt đời sẵn sàng tự chiếm lĩnh được tri thức mới để phát triển liên tục trong thời đại 4.0.

        Dạy học ngày nay hoạt động chuyển tải kèm theo đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra đến/của người học. Nội dung học phần chỉ là phương tiện để dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học, để đạt được một vài thành phần của chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Vì vậy, nội dung học phần chỉ nên gồm các kiến thức, kỹ năng cốt lõi. Những kiến thức, kỹ năng mở rộng (mới) hoặc chuyên sâu, một khi người học có/biết cách học, người học sẽ tự kiến tạo kiến thức. Cùng với việc tham khảo các năng lực phẩm chất cần đạt được của người học đến năm 2030 mà UNESCo đã đưa ra, nhóm nghiên cứu đề tài đã nghiên cứu thêm các tài liệu trong nước và quốc tế công bố từ năm 2014 đến nay liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các văn bản về hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của Việt Nam, các nghiên cứu về năng lực cần thiết trong thời đại mới…, từ đó xác định các năng lực cần thiết của công dân nhằm thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Sau khi xác định các năng lực cần thiết trên, nhóm nghiên cứu đã khảo sát 412 nhà quản lý và giảng viên, phỏng vấn 15 giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội về các năng lực cần thiết cho công dân thời đại 4.0 để đề xuất 10 năng lực quan trọng nhất. Trong 15 giảng viên (5 PGS, 9 TS, 1 ThS) 7 giảng viên đồng thời cán bộ quản các vị trí: phó hiệu trưởng, chủ nhiệm khoa, phó chủ nhiệm khoa, chủ nhiệm bộ môn. Nhóm nghiên cứu của đề tài đề xuất 10 năng lực cần thiết cho công dân thời đại 4.0 để thích ứng tốt hơn với những yêu cầu từ thị trường lao động trong thời đại mới như sau:

    -    Thứ nhất là năng lực công nghệ thông tin: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 kế thừa việc sử dụng điện tử và tự động hóa sản xuất từ cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và hướng đến việc kết hợp các yếu tố công nghệ của các lĩnh vực như vật lí, kỹ thuật số và sinh học. Ngày nay, ngay cả một công việc đơn giản như bán hàng cũng cần sử dụng công nghệ để thuận tiện cho việc thống kê và thanh toán, các nhà máy sản xuất cũng dần chuyển sang tự động hóa, vì vậy nhu cầu tuyển dụng của họ cũng dịch chuyển sang việc sử dụng các công nhân điều khiển, bảo dưỡng máy móc chứ không phải sử dụng các lao động thực hiện việc sản xuất sản phẩm như trước nữa… Điều này khiến cho năng lực về công nghệ thông tin sẽ là một năng lực mà nếu như một người lao động muốn thích ứng với thời đại mới thì sẽ không thể không có.

    -    Thứ hai là năng lực sáng tạo: sáng tạo ở đây được hiểu bao gồm cái mới và lợi ích. Nếu như một cá nhân có thể tạo được một sản phẩm mới từ một cái cũ và sản phẩm mới này vẫn giữ được những đặc trưng từ sản phẩm nhưng lại mang những đặc điểm mới đáng giá với người dùng thì chắc chắn đây là một sản phẩm được làm từ sự sáng tạo. Trong thời đại mà cái mới luôn được đánh giá cao thì sự sáng tạo sẽ là một năng lực vô cùng quan trọng. Mọi người cần nhận thức được rằng hội thay đổi cũng đi kèm với các thay đổi về nhu cầu, vậy một sản phẩm tại một thời điểm tốt thế nào đi nữa thì cũng sẽ đến lúc người tiêu dùng không còn nhu cầu với nữa, cho nên nếu như không sự thay đổi, đây được hình thành xuất phát từ khả năng sáng tạo thì chắc chắn sản phẩm đó sẽ bị đảo thải. Cũng vì lí do này mà năng lực sáng tạo rất được coi trọng trong xã hội hiện tại.

    -    Thứ ba là năng lực làm việc nhóm: Mỗi cá nhân đều cần có kỹ năng làm  việc nhóm tốt, đó   cách nhiều người cùng kết hợp những ưu điểm của mình để hoàn thành một công việc nhanh và hiệu quả. Để công việc của nhóm đạt kết quả cao nhất, các thành viên phải có kỹ năng làm việc nhóm thuần thục. Mỗi cá nhân cần có khả năng làm việc cùng nhau hướng đến tầm nhìn chung. Ngoài ra, làm việc nhóm giúp cho mỗi cá nhân đề cao tinh thần tập thể, nâng cao hiệu quả công việc, giúp mỗi cá nhân giảm bớt áp lực công việc. Khi hoạt động nhóm, các cá nhân sẽ bù đắp những khuyết điểm cho nhau và phát huy thế mạnh của mỗi người. Một trong những lợi ích lớn mà làm việc nhóm mang lại chính là cảm hứng và sự sáng tạo. Khi làm việc nhóm, mọi người sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người có những suy nghĩ và tư duy khác nhau. Điều này sẽ giúp mỗi thành viên trong nhóm mở rộng vốn kiến thức, và tăng thêm khả năng sáng tạo, tăng hiệu suất công việc. Những kỹ năng quan trọng nhất để làm việc nhóm hiệu quả: lắng nghe người khác, tổ chức - phân công công việc, thuyết phục, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm với công việc của mình, không tiết kiệm những lời khen với cố gắng nỗ lực của các thành viên trong nhóm.

    -    Thứ năng lực duy phản biện: Trong thời đại sự thay đổi diễn ra không ngừng thì cái mới trong ngày hôm nay chưa chắc sẽ vẫn là cái mới trong ngày hôm sau, cái mà đúng trong giai đoạn này chưa chắc đã đúng trong giai đoạn khác. Để xã hội phát triển đòi hỏi sự tư duy liên tục, cần nhìn các cái với một lối suy nghĩ mới, tìm ra những điểm cần cải thiện bên trong những sản phẩm đã tồn tại, phát triển những cái mới dựa trên những thứ đã có và cần luôn tin rằng không có thứ gì là hoàn hảo, mọi thứ đều có thể cải thiện. Những điều này sẽ giúp tạo động lực cho sự phát triển, giúp cho các nhân không bị mất đi động lực làm việc giúp loại bỏ được các yếu tố bất lợi hay các quan điểm chưa hoàn thiện. Đây là một yếu tố vô cùng cần thiết mỗi nhà tuyển dụng trong hội hiện đại rất coi trọng luôn tìm kiếm các ứng viên của mình.

    -    Thứ năm là năng lực giải quyết vấn đề: Đây là một năng lực vô cùng quan trọng vì như đã nói ở trên thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 thời đại của sự thay đổi, những sản phẩm mới với sự tiến bộ hơn ra đời với tần suất rất nhanh, thời gian của vòng đời các sản phẩm thế cũng bị giảm xuống, việc xuất hiện liên tục các công nghệ mới cũng đi kèm với các rủi ro chính là việc các sản phẩm thể tồn tại các lỗi thể phải trải qua quá trình sử dụng thực tế thì mới có thể tìm ra được. Điều này sẽ yêu cầu các công ty, tập đoàn phải có năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh thật tốt, vì nếu như lỗi được phát hiện không thể giải quyết được, người dùng chắc chắn sẽ quay lưng với nhà sản xuất, điều này sẽ gây tổn hại rất nghiêm trọng đến sự phát triển cũng như niềm tin người dùng sản phẩm của các công ty, tập đoàn này.

    -    Thứ sáu là năng lực giao tiếp: Thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 là thời đại của những thay đổi nhanh và liên tục. Các ý tưởng mới sẽ được đưa ra và đề xuất rất thường xuyên, vì vậy để có thể truyền đạt một cách rõ ràng đến người khác ý tưởng của bản thân thì khả năng giao tiếp của vô cùng quan trọng. Mỗi nhân cần phải có khả năng truyền đạt suy nghĩ tranh luận với người khác để bảo vệ quan điểm của bản thân thông qua lời nói hoặc văn bản. Khả năng truyền đạt này không chỉ là thông qua lời nói và văn bản bằng tiếng mẹ đẻ, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cũng là rất quan trọng. Hiện nay, mỗi quốc gia trên thế giới đều đang hướng đến “thế giới phẳng”, đây được hiểu không phải là “thế giới phẳng” về mặt địa lí, mà là phẳng do sự tác động của các yếu tố khác. Trong “thế giới phẳng” các quốc gia kết nối chặt chẽ với nhau đến mức gần như không biên giới giữa họ. vậy trong mỗi tổ chức hay mỗi nhóm đều sẽ có thể có sự xuất hiện của các cá nhân mang quốc tịch khác so với phần còn lại của nhóm. Vì vậy, để có thể giao tiếp với họ thì khả năng nói và viết bằng ngôn ngữ nước ngoài cũng rất quan trọng, với một số trường hợp (như việc thu hút vốn đầu tư, đấu thầu…) thì khả năng giao tiếp và truyền đạt bằng ngôn ngữ nước ngoài còn quan trọng hơn nhiều so với việc có thể giao tiếp rõ ràng bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.

    -    Thứ bảy năng lực về mặt cảm xúc: Trong các nghiên cứu gần đây về năng lực công dân trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 thì năng lực cảm xúc rất được chú ý, nó được thể hiện thông qua các tên gọi như “Truyền nguồn cảm hứng, say đến người khác”, “Trí thông minh cảm xúc”, “Thấu cảm”…Có thể thấy rằng việc hiểu bản thân và hiểu người khác cũng là một yêu cầu rất cần thiết với mỗi công dân trong thời đại của công nghệ. Trong một xã hội, mỗi cá nhân sẽ thuộc về một hay nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm các cá nhân có thể đóng các vai trò khác nhau, cũng sẽ mức độ ảnh hưởng khác nhau, để một nhóm thể đạt được hiệu suất làm việc cao nhất, hay để có thể tìm được một nhóm làm việc cùng nhau hiệu quả nhất thì việc hiểu được suy nghĩ, quan điểm của các cá nhân khác và hiểu được bầu không khí, tình trạng của nhóm và điều chỉnh cảm xúc của bản thân sẽ đóng một vai trò rất quan trọng.

    -    Thứ tám năng lực học tập tích cực chủ động: Sự bùng nổ thông tin việc xuất hiện những tri thức mới, công nghệ mới, ... cho thấy những kiến thức được tiếp thu trước đây không thể sử dụng suốt đời, học vấn trước đây không còn đáp ứng được nhu cầu mới. Điều này dẫn đến mỗi cá nhân phải tự chiếm lĩnh kiến thức để bắt kịp với xu thế phát triển. Nếu không tìm tòi, học hỏi và cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực thì chắc chắn người lao động sẽ mất dần niềm tin từ các nhà sử dụng và có nguy cơ mất việc. Học tập một cách chủ động và tích cực giúp cho mỗi cá nhân chủ động hơn trong công việc, đặc biệt trong sự thay đổi và chuyển biến của thế giới hiện đại. Vì vậy, khả năng học tập suốt đời là một năng lực cốt lõi rất quan trọng mà mỗi công dân cần có để thích nghi với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

    -    Thứ chín là năng lực thích nghi với môi trường làm việc thay đổi: Như đã đề cập ở trên trong thời đại mới mỗi cá nhân sẽ phải tham gia nhiều nhóm khác nhau với ví trí và vai trò đa dạng. Các nhóm sẽ có những đặc điểm khác biệt về nhiều mặt trong đó có cả sự khác biệt về ngôn ngữ văn hóa, các nhân cũng không chỉ làm việc tại quốc gia của mình hay với các nhân thuộc cùng một nền văn hóa và giáo dục, việc đi ra quốc tế để học hỏi và phát triển kiến thức, kỹ năng sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Vì vậy, khả năng có thể thích nghi nhanh chóng với các nhóm mới, nắm bắt được văn hóa của các nhóm mà mình tham gia… là điều rất cần thiết với mỗi cá nhân.

    -    Thứ mười, là năng lực khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác: Để có thể khởi nghiệp cần phải có các hướng đi mới, các ý tưởng mới có khả năng sử dụng nó để huy động nguồn lực nhằm tạo ra các công việc mới, các mô hình kinh doanh mới đủ táo bạo và có tiềm năng vượt qua được những loại hình kinh doanh đã tồn tại. Nếu thành công, các mô hình mới này sẽ đem lại rất nhiều trợ lực cho khả năng phát triển nhưng nó cũng bao hàm trong mình nhiều trở ngại các rủi ro. Điều này khiến cho đây một trong những năng lực khó đạt được nhất trong các năng lực được đề cập ở trên nhưng lại có một vai trò vô cùng quan trọng. Nó cũng phù hợp với thời đại mạng công nghiệp 4.0 khi đây là là thời đại của các hướng đi, của các xu thế hoàn toàn mới và khác biệt so với các cuộc cách mạng công nghiệp đã tồn tại trước đó.

    Theo chúng tôi, các nhà trường có thể bám theo bảng tổng hợp 22 năng lực (được trình bày tại bài báo đăng trên tạp chí ĐHQGHN) để xây dựng chương trình đào tạo, đặc biệt ưu tiên 10 năng lực quan trọng nhất đã nêu ra ở trên.


3.    Chuẩn đầu ra cho bậc đại học đáp ứng thời đại 4.0

         Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Khung trình độ Quốc gia Việt Nam (Quyết định số 1982/QĐ-TTg, ngày 18/10/2016), trong đó có 8 bậc trình độ khác nhau. Đối với sinh viên đại học, mức độ cần đạt được là bậc 6 với 3 yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm. Khung chuẩn đầu ra trình độ quốc gia cho bậc đại học có yêu cầu các năng lực về công nghệ thông tin; ngoại ngữ; duy phản biện; làm việc nhóm; dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác,...


            Bảng 4. Khung chuẩn đầu ra trình độ Quốc gia Việt Nam bậc 6-bậc đại học

Chuẩn đầu ra bậc đại học

Kiến thức

Kỹ năng

Mức tự chủ và trách nhiệm

-  Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lí thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành đào tạo.

-    Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật.

-      Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

-    Kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể.

-    Kiến thức cơ bản về quản lí, điều hành hoạt động chuyên môn.

-   Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp.

-   Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

-    Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

-   Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

-   Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.

-   Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

-  Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.

- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm nhân.

- Lập kế hoạch, điều phối, quản lí các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

        

        Bảng 4 chính là Khung chuẩn đầu ra cho bậc đại học đã được quy định. Mục đích ban hành Khung trình độ quốc gia là để tạo sự đồng thuận trong Cộng đồng ASIAN về các trình độ bậc học trong giáo dục nghề nghiệp, chi tiết đến khung chuẩn đầu ra của từng bậc học, để có thể hội nhập nguồn nhân lực trên cơ sở công nhận văn bằng chứng chỉ của nhau. Từ nay trở đi, tất cả các trường trình đào tạo xây dựng chuẩn đầu ra đều phải dựa theo khung này, với nguyên tắc: 1- chỉ được thêm, không được bỏ bớt, 2-cụ thể hóa nội dung các ý của Khung chuẩn đầu ra cho một chương trình đào tạo cụ thể

        Như vậy, để xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0, Đại học Quốc gia Hà Nội có thể căn cứ trên bảng năng lực cốt lõi (Bảng 2), trong đó đặc biệt chú ý 10 năng lực quan trọng nhất đã được lựa chọn ra, đồng thời xây dựng (hoặc chỉnh sửa) chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo cho tất cả các chương trình đào tạo theo quy định của Khung trình độ quốc gia đã ban hành. Nếu bám sát đúng các năng lực cốt lõi và Khung trình độ quốc gia Việt Nam khi xây dựng chương trình, cùng với việc áp dụng phương thức tổ chức đào tạo tiên tiến, có hiệu quả, chắc chắn sản phẩm đầu ra của các cơ sở đào tạo sẽ là những nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.


4.    Quy trình phát triển chương trình dạy học đại học dựa vào chuẩn đầu ra cho thời đại 4.0

        Quan điểm phát triển chương trình đáp ứng thời đại

        -    Chương trình (curriculum) là công cụ để thực hiện mục tiêu và để chuyển tải chuẩn đầu ra đến người học

        -    Chương trình phải phù hợp với trình độ bậc học và yêu cầu nguồn nhân lực của thời đại,

        -    Chương trình phải phù hợp với học chế triển khai thực hiện. Hiện nay là “Học chế tín chỉ”, đang chuyển dần sang “Học chế trải nghiệm”,

        -    Chương trình là nội dung cốt lõi cho hoạt động dạy và học trực tiếp và trực tuyến.



Quy trình phát triển chương trình dạy học theo chuẩn đầu ra

         4.1   Bước 1- Phân tích bối cảnh: để nhận ra bối cảnh kinh tế-xã hội, khoa học công nghệ và nguồn lực của nhà trường cần đủ như thế nào nhằm triển khai đào tạo nhân lực cho một nghề xác định mà nhà trường dự định hay đã tổ chức đào tạo 

        4.2    Bước 2- Xác định mục tiêu chương trình: bao gồm mục tiêu chung của chương trình (gồm những phẩm chất và năng lực nào cần giáo dục và rèn luyện cho người học) và mục tiêu cụ thể (gồm những kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm nào cần giáo dục và rèn luyện cho người học) của chương trình để định hướng nội dung chương trình phù hợp với bậc học.

        4.3  Bước 3- Xây dựng chuẩn đầu ra chương trình: theo Khung trình độ quốc gia (kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm) có hướng đến nguồn nhân lực 4.0 để đảm bảo trình độ và chất lượng bậc học ngang tầm khu vực và quốc tế.

        -    Đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu có thể theo 2 cách:

            Cách thứ nhất: Vì các học phần trong chương trình đào tạo chỉ tham gia chuyển tải một vài thành phần của chuẩn đầu ra chương trình, nên thể đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra chương trình thông qua kết quả tích lũy tất cả các học phần trong chương trình. Khi đó điểm học phần được tính theo điểm các thành phần kiểm tra đánh giá, từ ngân hàng câu hỏi bài tập được xây dựng từ nội dung chuẩn đầu ra học phần. Đây chính cách đánh giá đạt chuẩn đầu ra theo quá trình (formative assessment), giúp người học liên tục phát triển tiềm năng trong quá trình học  người dạy, người quản liên tục điều chỉnh hoạt động của mình để nâng cao chất lượng liên tục.

            Cách thứ hai: Dùng chỉ số thực hiện/chỉ số kết quả (KPI/KPR) các nội dung chuẩn đầu ra của chương trình dạy học, để đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra chương trình. Khi đó cần cụ thể hóa các nội dung chuẩn đầu ra của chương trình thành các chỉ số thực hiện/chỉ số kết quả có thể đo và đánh giá được, để đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra chương trình thông qua các hình thức khác nhau. Đây là chính là cách đánh giá đạt chuẩn đầu ra theo tổng kết (summative assessment) vì chỉ đánh giá được trước khi kết thúc khóa học và chỉ có giá trị cho người quản lí và người dạy, hiệu quả không cao.

        -    Vì năng lực thể hiện qua khả năng vận dụng đồng bộ các kiến thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất đã tích lũy được, để ứng xử, xử lí tình huống hay để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Nên câu hỏi, đề thi được xây dựng từ các tình huống hay vấn đề cụ thể để yêu cầu người học vận dụng/vận dụng sáng tạo đồng thời kiến thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất đã tích lũy được để ứng xử, để xử lí tình huống hay để giải quyết vấn đề, đó mới chính là công cụ để kiểm tra đánh giá năng lực/năng lực sáng tạo.

        -    Kết quả đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (theo điểm trung bình chung học tập) thể dùng làm một trong các tiêu chí để xét cấp văn bằng theo khóa học (theo cách xét giải của các kỳ thi Olympic quốc tế). Đó Người học nào đạt mức thấp dưới tứ phân vị thứ nhất (Q1) của khóa học/kỳ thi, chứng tỏ năng lực tích lũy được thấp, không tương ứng với trình độ bậc học, thì không đạt bằng cấp tương ứng. Khi đó có thể cấp chứng nhận đã học xong chương trình hoặc chỉ cấp văn bằng ở trình độ thấp hơn

        4.4    Bước 4- Dự thảo khung chương trình dạy học của chương trình nhằm bộ định hình có thể có những học phần nào được đưa vào chương trình, nhờ đó các học phần dự kiến xác định mục tiêu, nội dung và chuẩn đầu ra môn học để được đưa vào chương trình

        4.5    Bước 5- Xác định mục tiêu học phần: gồm mục tiêu chung của học phần (tham gia chuyển tải những thành phần phẩm chất và năng lực nào của chuẩn đầu ra chương trình) và mục tiêu cụ thể (giáo dục và rèn luyện cho người học những kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm nào thuộc chuẩn đầu ra chương trình đã xác định)

        4.6    Bước 6- Xác định nội dung học phần: theo mục tiêu cụ thể của học phần. Nội dung học phần chỉ công cụ để dạy nhận thức duy, tức dạy cách chiếm lĩnh/kiến tạo tri thức học phần đó, nên nội dung học phần/học phần chỉ bao gồm những kiến thức cốt lõi của học phần đó. Khi đó mới có thời gian để dạy năng lực nhận thức và tư duy bậc cao cho mỗi tri thức cốt lõi, xác định nội dung học phần để xây dựng chuẩn đàu ra học phần

        4.7   Bước 7- Xây dựng chuẩn đầu ra học phần: cụ thể hóa những kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm của học phần theo thang Bloom hay Dave để xác định mức tối thiểu phải đạt khi tích lũy tín chỉ học phần/học phần. Bản chất dạy học dạy nhận thức duy cho người học. Khi đó chuẩn đầu ra của học phần lí thuyết được xây dựng theo thang Bloom để dạy nhận thức, gồm 6 mức: Biết, Hiểu, Áp dụng, phân tích/Tổng hợp, Đánh giá, Sáng tạo. Trong khi đó chuẩn đầu ra các học phần/học phần thực hành để dạy kỹ năng, thì các Kỹ năng thuộc học phần có thể được xây dựng theo thang Dave, gồm 5 mức: Bắt chước, Áp dụng, Chuẩn hóa, Thành thạo, Kỹ xảo . Đối với chuẩn đầu ra của mức tự chủ và trách nhiệm xây dựng theo 5 mức: Cầu thị, Cởi mở, Lượng giá, Tổ chức, Tính cách. 1. Cầu thị (receiving): là sự sẵn sàng tiếp nhận thông tin 2. Cởi mở (responding): là sự tham gia tích cực vào các hoạt động 3. Lượng giá (valuing): là sự chấp nhận các giá trị 4. Tổ chức (organization): là quá trình hình thành những giá trị chung cho một cộng đồng 5. Tính cách (characterization): là sự hình thành một hệ thống giá trị ở mỗi cá thể để điều khiển mọi hành vi của người đó. Nội dung chuẩn đầu ra “mức tự chủ và trách nhiệm” của học phần mà người học được học hỏi rèn luyện, phần lớn sẽ được tích hợp qua hoạt động dạy học kiểm tra đánh giá

                Chuẩn đầu ra học phần, do các giảng viên cùng dạy học phần đó xây dựng, được nghiệm thu và ban hành, dựa trên 2 căn cứ: 1- căn cứ vào sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở đào tạo và 2- căn cứ vào mục tiêu đào tạo của chương trình để phân định từng nội dung yêu cầu của học phần vào các mức trong chuẩn đầu ra theo thang Bloom, theo thang Dave

        4.8    Bước 8- Xây dựng nội dung chương trình dạy học: bằng cách chọn các học phần tham gia chuyển tải các thành phần của chuẩn đầu ra mới đưa vào chương trình. Học phần nào chuyển tải nhiều hay khó học chọn làm môn bắt buộc, gán cho nhiều tín chỉ; chuyển tải ít hay dễ học chọn làm môn tự chọn, cho ít tín chỉ. Học phần nào lỗi thời, không chuyển tải được thành phần nào của chuẩn đầu ra chương trình thì không đưa vào chương trình. Khi đó có thể biểu diễn ý tưởng này qua bảng ma trận mô phỏng sự tương quan giữa các học phần với chuẩn đầu ra chương trình.

                Chương trình đào tạo thời 4.0 cho bậc đại học chủ yếu là loại chương trình liên ngành hay chương trình xuyên ngành. Về bản chất là nâng cao chương trình giáo dục khai phóng lên tầm cao hơn, để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng thời đại; thời mà người tốt nghiệp đại học phải có đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề liên ngành hay xuyên ngành, đồng thời sẵn sàng đáp ứng công việc mới với nghề nghiệp thay đổi liên tục, kể cả khởi nghiệp làm doanh nhân.

        4.9    Bước 9- Thẩm định nghiệm thu chương trình dạy học và ban hành: đánh giá thẩm định mức độ đáp ứng đầy đủ và hợp lí thông qua bộ tiêu chí đánh giá được xây dựng theo yêu cầu 12 bước thuộc quy trình này. Trong đó cần chú trọng đánh giá mục tiêu, chuẩn đầu ra và nội dung chương trình tính liên ngành hay xuyên ngành hay không. Kết quả nghiệm thu đạt yêu cầu để ban hành sử dụng.

        4.10  Bước 10- Xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài tập học phần: gồm 2 bước, bước 1 căn cứ vào chuẩn đầu ra học phần xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài tập và đáp án tự luận; bước 2 từ đáp án của các câu hỏi, bài tập soạn được, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho học phần. Biên soạn ngân hàng câu hỏi bài tập học phần dùng để dạy (thay phải giảng) và để học (ngân hàng câu hỏi là thầy ảo, giúp người học tự học), đồng thời để đánh giá người học đạt chuẩn đầu ra học phần đến mức độ nào. Với quan điểm, chương trình đào tạo chỉ là công cụ để chuyển tải, còn dạy học là hoạt động chuyển tải chuẩn đầu ra đến người học, thì không thể không coi quy trình phát triển chương trình đào tạo phải bước xây dựng ngân hàng câu hỏi bài tập học phần. Chỉ khi nào có đầy đủ ngân hàng câu hỏi bài tập học phần thì hoạt động dạy học trong giáo dục mở hoạt động quản chất lượng mới được chuẩn hóa bản chất ngân hàng câu hỏi bài tập là chuẩn kiến thức học phần.

        4.11  Bước 11- Xây dựng kế hoạch và triển khai dạy học: có 3 loại kế hoạch chính: 1-Kế hoạch khóa học theo số năm học cho 1 khóa học (từ khai giảng, kế hoạch hoạt động dạy học hàng năm của khóa học, đến bế giảng), 2- Kế hoạch hoạt động dạy học cụ thể cho từng học kỳ, căn cứ vào nội dung chương trình dạy học (phân bổ loại kiến thức, thời lượng giờ tín chỉ (lí thuyết, thực hành và tự học) cho mỗi học phần/học phần) và theo đăng ký của người học từng học kỳ, để lên kế hoạch hoạt động Dạy và Học về phòng học và giảng viên đảm nhiệm học phần/học phần của các khóa học. 3-Kế hoạch dạy học học phần theo đề cương học phần, được công bố khi bắt đầu học phần do giảng viên học phần đảm nhiệm

                Triển khai Dạy, Học KTĐG: Hoạt động dạy học dựa theo đề cương học phần đã ban hành, Giảng viên bám sát chuẩn đầu ra học phần để triển khai dạy và học cho người học theo phương pháp của mình, đảm bảo người học đạt chuẩn đầu ra học phần. Kiểm tra đánh giá phải gắn với dạy và học: có 2 hoạt động chính, 1- kiểm tra đánh giá thường xuyên và 2-kiểm tra đánh giá cuối kỳ. Nội dung kiểm tra đánh giá phải bám sát chuẩn đầu ra học phần để đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra của người học (theo thang Bloom hay Dave theo thang điểm số hay điểm chữ của quy chế đào tạo đã ban hành)


Hoạt động chuyển tải chuẩn đầu ra đến người học thời đại 4.0

Hoạt động dạy và học bản chất là phải chuyển tải chuẩn đầu ra của chương trình dạy học đến người học, cần đáp ứng:

-    Hoạt động dạy và Hoạt động học phải được kết hợp với nhau một cách chặt chẽ sao cho người học: Chủ động chiếm lĩnh/kiến tạo tri thức, Vận dụng được tri thức, và có thể Sáng tạo được tri thức trong quá trình biến thông tin thành tri thức của mình”, đó là phương pháp dạy học tích cực

-    Bản chất hoạt động Dạy và Học tích cực là biến quá trình học tập của người học thành quá trình nghiên cứu chiếm lĩnh/kiến tạo tri thức một cách chủ động.

-    Hoạt động Dạy Học cần tập trung vào dạy cách học, cách nghiên cứu, cách giải quyết vấn đề bằng nhận thức và tư duy bậc cao.

-    Chuẩn đầu ra học phần là công cụ để dạy,học và KTĐG mức độ đạt chuẩn đầu ra.

Với khái niệm dạy và học tích cực như vậy thì mặc nhiên có thể mô tả quy trình dạy học tích cực cho trực tiếp và trực tuyến qua sơ đồ dưới đây:



    Nhiệm vụ học tập ở đây là đa dạng, từ nghiên cứu các học liệu, viết tiểu luận, làm bài tập, thực hiện dự án…Giáo viên là người dạy cách học thông qua các nhiệm vụ học tập đã giao cho người học, đây là cách dạy “học qua hành”, “học qua trải nghiệm”. Nội dung 4 bước như sau: 1-Thầy giáo nhiệm vụ học tập -Trò động não chiếm lĩnh kiến thức/kỹ năng thông qua thực hiện nhiệm vụ học tập. 2-Thầy đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập -Trò thể hiện nhận thức/tư duy về kiến thức/kỹ năng vừa chiếm lĩnh được qua thực hiện nhiệm vụ học tập. 3-Thầy bình luận nhận thức/tư duy của trò về kiến thức /kỹ năng vừa chiếm lĩnh được -Trò tham gia thảo luận để nắm vững kiến thức/kỹ năng vừa chiếm lĩnh được. 4-Thầy củng cố kiến thức/kỹ năng cần nắm vững - Trò ghi nhận chuẩn kiến thức/kỹ năng đã chiếm lĩnh được qua hoàn thành nhiệm vụ học tập.

    Trong thực tế, khi sử dụng hình dạy học tích cực này, thể nâng cao dạy cách học hiệu quả gấp nhiều lần thông qua việc phân chia cho người học soạn câu hỏi tự luận có đáp án dựa vào các nội dung của chuẩn đầu ra, giáo trình/bài giảng học phần và tài liệu hướng dẫn để tự biên soạn câu tự luận trắc nghiệm khách quan. Khi đó thoạt đầu là biên soạn câu tự luận thô có đáp án (của người học làm ra), giảng viên sửa cho chuẩn câu hỏi và đáp án tự luận, sau đó lại yêu cầu người học soạn ra câu hỏi trắc nghiệm khách quan từ các đáp án của câu tự luận tinh (đã được giảng viên sửa), khi đó chúng ta được ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thô và giảng viên phải biên tập lại để có ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan tinh. Qua việc xây dựng ngân hàng câu hỏi như vậy, về bản chất đã triển khai hoạt động kiểm tra đánh giá như một hoạt động dạy, góp phần đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra của học phần hiệu quả hơn, chính xác hơn. Như vậy, bản chất quy trình dạy học này dạy cách học, dạy cách nghiên cứu và cách giải quyết vấn đề, giảng viên chỉ là người hướng dẫn mẫu, thông qua thực hiện nhiệm vụ, người học hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức/tự kiến tạo kiến thức. Người học biết cách tự chiếm lĩnh kiến thức/tự kiến tạo kiến thức sẽ có năng lực tự học suốt đời, phù hợp với thời đại bùng nổ thông tin công nghệ 4.0. Nhờ biết cách học/cách tự chiếm lĩnh kiến thức/tự kiến tạo kiến thức trên cơ sở các học liệu mở và công nghệ thông tin, hoạt động dạy và học trong thời đại 4.0 đang chuyển dần sang tổ chức học chế trải nghiệm- học qua hành cho người học để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều nơi trên thế giới đã bắt đầu định hình “Học chế trải nghiệm sáng tạo” này. “Học chế trải nghiệm” được hình thành với cấu trúc của chương trình bao gồm các học phần tham gia chuyển tải chuẩn đầu ra đến người học. Nhưng các học phần này được thiết kế chỉ bao gồm các “mô đun hoạt động trải nghiệm” (các tiểu luận, các bài tập lớn, các đồ án nhỏ…thuộc chuẩn đầu ra học phần), đòi hỏi người học tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng học phần qua các học liệu, làm việc theo nhóm hướng dẫn của một hay nhiều giảng viên cùng lúc để giải quyết vấn đề, hoàn thành các bài tập lớn hay dự án nhỏ…thuộc học phần. Bản chất của “Học chế trải nghiệm” tổ chức học/tích lũy năng lực hành nghề qua trải nghiệm có tính nghiên cứu (học qua trải nghiệm-learning/stadying through experience).    

Kiểm tra đánh giá trong giáo dục đại học
Khi chương trình là công cụ chuyển tải chuẩn đầu ra và dạy học là hoạt động chuyển tải chuẩn đầu ra đến người học, thì kiểm tra đánh giá là hoạt động đánh giá người học đạt chuẩn đầu ra đến mức độ nào. Trong thực tế khi sử dụng ngân hàng câu hỏi, đề thi làm từ chuẩn đầu ra học phần, có thể áp dụng 3 loại kiểm tra đánh giá sau đây để thực hiện mục tiêu đánh mức độ đạt được chuẩn đầu ra học phần đạt đến mức độ nào
    -    Kiểm tra đánh giá kết quả học tập (Assessment of learning): bản chất là đánh giá thành tích học tập; đó là triển khai kiểm tra đánh giá cuối kỳ, thường gọi là kiểm tra đánh giá tổng kết (Summative assessment) để thực hiện mục tiêu này
    -    Kiểm tra đánh giá để cải tiến học tập (Assessment for learning): bản chất là đánh giá để hỗ trợ người học biết mình đã học được đến mức độ nào, cần/nên phải cố gắng học để lấp những lỗ hổng nào; đó những kiểm tra đánh giá giữa kỳ, thường gọi đánh giá quá trình (Formative assessent) để thực hiện mục tiêu này.
    -    Kiểm tra đánh giá như một hoạt động học tập (Assessment as learning): bản chất là dùng kiểm tra đánh giá để dạy học, nói cách khác dạy học qua kiểm tra đánh giá; thường dùng các loại kiểm tra đánh giá xác thực (Authentic assessment) hay kiểm tra đánh giá thay thế/sáng tạo (Alternative assessement) để thực hiện mục tiêu này.
Ngày nay, xu thế hoạt động dạy học hoạt động kiểm tra đánh giá được tích hợp/phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, dùng kiểm tra đánh giá để dạy cách học, để giúp người học tự học, để dạy học có hiệu quả cao, là phù hợp với giáo dục mở và công nghệ 4.0.

        4.12    Bước 12- Đánh giá cải tiến chương trình dạy học: định kỳ thực hiện đánh giá chương trình dạy học để điều chỉnh, hoặc bổ sung chuẩn đầu ra, cải tiến, điều chỉnh và cập nhật nội dung, thời lượng và ngân hàng câu hỏi học phần. Ngoài ra cũng có thể tiến hành kiểm định chương trình đào tạo để đảm bảo chất lượng theo chuẩn hay theo nguyên tắc để từng bước nâng cao chất lượng toàn diện.

Kết luận
Phát triển chương trình đào tạo khâu quan trọng nhất để xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung và kế hoạch đào tạo trực tiếp hay trực tuyến cho một nguồn nhân lực vừa là công dân kỹ thuật số vừa là công dân toàn cầu, với năng lực nhận thức và tư duy bậc cao, để tự phát triển trí tuệ suốt đời và đáp ứng thời đại bùng nổ dùng công nghệ số gắn với tất cả các hoạt động của con người.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Alberta Education, (2007), Primary Programs Framework – Curriculum Integration: Making Connections. Alberta, Canada.
  2. AlDahdouh, A. A., Osório, A. J. and Caires, S. (2015), Understanding Knowledge Network, Learning and Connectivism. International Journal of Instructional Technology and Distance Learning. 12 (10): 3–21.
  3. Betsy Duke, Ginger Harper, and Mark Johnston (2013), Connectivism as a Digital Age Learning Theory, The International HETL Review, Special Issue, 2013.
  4. Colin J.Marsh, Key Concepts for Understanding Curriculum, Routledge Edit. 4th , 2009
  5. ITU (2016), Measuring the Information Society Report 2016, © 2016 ITU International Telecommunication Union, Geneva Switzerland.
  6. Kerr C. (2001), Các công dụng của Đại học (The Uses of the University. Nhà xuất bản Trí thức (2013).
  7. Khung trình độ quốc gia (2016), Quyết định Số: 1982/QĐ-TTg- ban hành.
  8. Lê Đức Ngọc (2015), Bàn về Nhận thức và Tư duy trong giáo dục, Kỷ hội thảo Tâm lí và Giaó dục học với phát triển Phẩm chất va2 Năng lực người học của Hội TL&GD VN. tổ chức vào ngày 12-12-2015 tại HN.
  9. Lê Đức Ngọc (2011), Phương pháp dạy và học trong đào tạo cử nhân chuyên ngành quản lí trật tự an toàn giao thông, Dự án Tăng cường đào tạo cảnh sát giao thông tại Học viên Cảnh sát nhân dân và các cơ sở đào tạo cảnh sát khác.
  10. Lê Đức Ngọc và cộng sự (2019) “ Đào tạo đại học theo chuẩn đầu ra” , Tham luận tại: “2020 International Conference on Technological and Vocational Education” 6-1-2020, tại Trường đại học “Sư Đại” Đài bắc, Đài Loan. Trang 237, Kỷ yếu hội thảo.
  11. Molly Zhou and David Brown (2017)- Educational Learning Theories_ 2nd Edition. University System of Georgia.GALILEO Open Learning Materials.
  12. Nguyễn Lộc (2018), Giáo dục đại học Việt Nam Cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu hội thảo quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, trang 54.
  13. Nguyễn Lộc (2018), Giáo dục đại học Việt Nam Cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu hội thảo quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, trang 54.
  14. Nguyễn Lộc (2018), Giáo dục đại học Việt Nam Cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu hội thảo quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, trang 54.
  15. Tait, A. (2003), Reflections on Student Support in Open and Distance Learning. Vol 4, No 1, The International Review of Research in Open and Distributed Learning.
  16. UNESCO (2018), Hướng dẫn phát triển đẩy mạnh Khung trình độ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tr 30.
  17. WEF, (2016a), The Future of Jobs: Employment, Skills and Workforce Strategy for the Fourth Industrial Revolution. © World Economic Forum.
  18. WEF, (2016b), The Human Capital Report 2016. © World Economic Forum.
  19. WEF, (2016c), Human Capital Outlook: Association of Southeast Asian  Nations (ASEAN). © World Economic Forum







THẢO LUẬN