Đại học Quốc gia
Hà Nội
Tóm tắt:
Bài này tác giả trình
bầy về đổi mới kiểm tra đánh giá trong thời đại số qua 4 nội dung: 1-Thời đại số tác động đến giáo dục đại học thế nào?, 2-Nội dung Giáo dục 4.0 gồm những nội dung chính gì? và
giáo dục đại học đã và đang phát triển để đáp
ứng như thế nào?, 3- Đổi mới kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học viên gồm những gì? và 4-Phải làm những gì
để thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá thành
quả học tập của học viên.
Từ khóa:
Giáo dục 4.0, Đổi mới,
kiểm tra đánh giá, ngân hàng
câu hỏi
1. THỜI 4.0
Thời
4.0, Thông tin (tri thức) bùng nổ, dạy không xuể. Người học có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ từ nhà trường.
Nghề nghiệp thay đổi
nhanh chóng, đòi hỏi năng lực hành nghề thay đổi liên tục. Hoạt động giáo dục mang tính công nghệ cao. Vì vậy, cốt lõi của Nghị quyết 29 [1] là đề xuất chuyển
từ chủ yếu dạy kiến thức, kỹ năng sang dạy
Phẩm chất và Năng lực
Để đáp ứng nguồn nhân
lực, theo UNESCO [3], hiện nay cho đến 2030, cần dạy và rèn luyện cho người
học các phẩm chất và năng lực sau:
Bảng
1.Phẩm chất và năng lực nguồn nhân lực
cho đến 2030
STT
|
Lĩnh vực
|
Ví dụ về giá trị,
năng lực, kỹ năng và thái độ cốt lõi
|
1
|
Tư duy
đổi mới và
sáng tạo
|
Khả năng
sáng tạo, Tinh
thần khởi nghiệp, Tháo vát, Kỹ
năng vận dụng,
Tư duy phản
chiếu, Ra quyết định hợp lý.
|
2
|
Kỹ năng
xã hội
|
Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng tổ chức, Làm việc theo nhóm, Cộng tác, Hòa đồng, Tinh thần
đồng đội, Sự đồng cảm, Lòng trắc ẩn.
|
3
|
Kỹ năng
Cá nhân
|
Kỷ
luật tự giác, Khả năng độc lập trong học tập, Linh hoạt và Thích ứng,
Biết mình, Kiên
trì, Tự tạo
động lực, Nhất quán,
Tự trọng.
|
4
|
Công dân
toàn cầu
|
Ý thức, Khoan
dung, Cởi mở, Trách nhiệm,
Tôn trọng sự đa dạng, Hiểu biết về
đạo đức, Hiểu biết đa văn hóa, Khả năng
giải quyết mâu thuẫn,
Tham gia dân chủ, Giải quyết
xung đột, Tôn trọng
môi trường, Bản
sắc dân tộc,
Ý thức mình thuộc về một nơi nào
đó.
|
5
|
Tri thức
công
nghệ thông tin và truyền thông
|
Khả năng thu thập và Phân tích thông tin thông qua công nghệ thông
tin và truyền
thông (ICT), Khả
năng đánh giá phản biện
nội dung thông tin và truyền thông, Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp
đạo đức.
|
6
|
Kỹ năng khác
(lối sống, giá trị tôn giáo)
|
Tôn trọng lối sống lành mạnh, Tôn
trọng các giá trị tôn giáo.
(Hiểu biết về Khoa học sức khỏe
và Khoa học
giáo dục)
|
Với
nhận thức, nhà trường là nơi chuẩn bị
tiềm năng (Phẩm chất và Năng lực)
cho người học phát triển, vì vậy nhà
trường cần tổ chức học tập, rèn luyện các Phẩm chất và
Năng lực sau cho người học:
- Trong giáo dục công dân (chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [2]) đã khẳng định năm phẩm chất gốc (fo): 1-yêu nước, 2-nhân ái, 3-chăm chỉ, 4- trung thực và 5-trách
nhiệm.Giáo dục sau phổ thông vẫn phải tiếp tục và nâng
cao các phẩm chất này.
- Có hai năng lực gốc (f O) của mỗi cá nhân, đã được khoa học Tâm lý Giáo dục xác định: 1) Trí tuệ thông minh (IQ)
gồm: 1-Năng lực nhận thức (năng lực tiếp thu tri thức) có 6 bậc từ thấp đến
cao, bậc sau hàm chứa bậc trước: nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, đánh giá và sáng
tạo, 2-Năng lực tư duy (năng lực vận dụng tri thức) có 5 năng lực chính: tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy hệ thống, tư duy phê phán và tư duy sáng
tạo. Và 2) Trí tuệ cảm xúc (EQ) là
khả năng giám sát cảm xúc của mình
và nhận biết đối với những người khác, phân
biệt giữa họ và sử dụng cảm xúc này để dẫn dắt mình suy nghĩ và hành động đúng đắn, hợp
lý.
- Có hai năng lực gốc (f O) của mỗi cá nhân, đã được khoa học Tâm lý Giáo dục xác định: 1) Trí tuệ thông minh (IQ)
gồm: 1-Năng lực nhận thức (năng lực tiếp thu tri thức) có 6 bậc từ thấp đến
cao, bậc sau hàm chứa bậc trước: nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, đánh giá và sáng
tạo, 2-Năng lực tư duy (năng lực vận dụng tri thức) có 5 năng lực chính: tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy hệ thống, tư duy phê phán và tư duy sáng
tạo. Và 2) Trí tuệ cảm xúc (EQ) là
khả năng giám sát cảm xúc của mình
và nhận biết đối với những người khác, phân
biệt giữa họ và sử dụng cảm xúc này để dẫn dắt mình suy nghĩ và hành động đúng đắn, hợp
lý.
- Ngoài ra, còn cần có giáo dục, rèn luyện các năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ
đối với nghề nghiệp
người học theo đuổi. (thuộc năng lực thứ cấp
(f2))
2. GIÁO DỤC 4.0
Cùng với tiến triển của các cuộc cách mạng công nghiệp, giáo dục cũng được xác định các mốc GD 1.0, GD 2.0, GD 3.0 và GD 4.0. Tác giả C.B.J.Ong và T.M.N.Nguyễn
(2017) [3] đã mô tả các mốc Phát triển GD từ 1.0 đến 4.0 được tóm tắt trong
Bảng 2 dưới đây
Bảng
2. Các
đặc trưng quốc tế về Giáo dục từ
1.0 đến 4.0
Từ Bảng 2 ta thấy thời 4.0, mục tiêu của giáo
dục là tạo nên nguồn nhân lực có năng lực đổi mới và sáng tạo tri thức.
Để đạt được điều đó, chương trình giáo dục phải là tích hợp ngành để
nguồn nhân lực có kiến thức rộng mang tính tích hợp ngành, công dân ICT, học mọi nơi, học suốt
đời, đáp ứng nghề nghiệp có thể thay đổi và phát triển liên tục với công nghệ Internet xâm nhập vạn vật. Khi đó nhà trường là một hệ sinh thái giáo dục, đầu ra
phải là những nhà sáng tạo và khởi
nghiệp
Trong
những thập kỷ qua, từ dựa vào kinh nghiệm, đến dựa vào sự phát triển của các khoa học và kỹ thuật khác (triết học, xã hội học, tâm lý giáo dục học,
kinh tế học và ngay cảcông nghệ thông
tin và truyền thông...) khoa học giáo
dục đã phát triển: chương trình dạy học được
xem là công cụ để chuyển
tải chuẩn đầu ra (Phẩm chất và Năng lực)
đến người học; Dạy học là dạy cách học (cách tìm thông tin, cách xử lý thông tin, cách sử dụng thông tin; đấy chính là hoạt động học và đó cũng chính là 3 năng lực nền tảng cần có thời 4.0 dù làm bất kỳ công việc gì; Kiểm tra
đánh giá thành quả học tập chính là kiểm tra đánh giá mức độ đạt
được chuẩn đầu ra của học phần hay của chương trình dạy
học/đào tạo
3. ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỜI 4.0 [5] Khái niệm Kiểm tra đánh giá (tương ứng với từ tiếng Anh là Assessment) cần được làm rõ
trong nghĩa tiếng Việt khi dùng trong giáo dục: “Kiểm tra"
tương ứng với từ "Đo”
(measurement), công cụ để đo trong giáo dục là "các
câu hỏi" (questionnaires) và "bài trắc nghiệm” (test); Bài trắc nghiệm có 2 loại chinh: trắc nghiệm tự luận (người học phải
đưa ra đáp án) và trắc nghiệm khách quan (người học được chọn đáp án để trả lời). Còn "Đánh giá"
(evaluation) có công cụ để đánh giá là "các
chuẩn" (standards), "các
tiêu chí" (criteria) được viết ra ở dạng "bảng kiểm" (Rubrics..) hay đáp án kết hợp với thông tin đo được để phán xét - tức đánh giá. Vậy “Kiểm
tra đánh giá” thực ra là trùng với nghĩa rộng hơn là “Đo lường đánh
giá”.
Chất lượng câu hỏi hay bài trắc nghiệm được đánh giá qua 4 đại lượng với định nghĩa nôm na như sau:
1. Độ khó: Tỷ lệ thí sinh trả lời đúng câu hỏi/đề thi,
2. Độ phân biệt: Tỷ lệ trả lời
đúng câu hỏi/đề thi khác nhau giữa nhóm thí sinh điểm cao và nhóm thí sinh điểm thấp
3. Độ tin cậy: Mức độ làm đúng cùng một câu hỏi/đề
thi giữa các lần trả lời,
4. Độ giá trị: Mức độ câu
hỏi/đề thi đo được điều cần đo
Kiểm tra đánh
giá bao giờ cũng mắc sai số, điểm thể hiện trên bài làm chỉ là điểm biểu kiến. Điểm thực không xác định được chính xác vì điểm thực này luôn bị làm sai lệch (sai số dương hay sai số âm) do các yếu tố khách quan như
câu hỏi/đề thi có độ giá trị hoặc độ tin cậy thấp... Do các yếu tố chủ quan như mỏi mệt, gian lận…của người dự
thi. Vì vậy, để giảm sai số cần chọn loại hình/phương pháp mắc sai số khách quan và sai số chủ quan nhỏ nhất. Để giảm thiểu sai số, người ta phải triển khai nhiều lần kiểm tra đánh giá cho một học phần,
rồi lấy trung bình điểm các bài
kiểm tra đánh giá đó của học phần thì sai
số sẽ tiến tới nhỏ nhất, và điểm trung
bình biểu kiến sẽ tiến tới điểm
thực.
Với bối cảnh thời 4.0, yêu cầu
phẩm chất và năng lực nguồn nhân lực và sự phát triển của khoa học giáo dục: bản chất dạy học ngày nay là dạy nhận thức và tư duy, là dạy cách học (hướng dẫn học) như đã nêu ởtrên. Vì vậy, kiểm
tra đánh giá thời 4.0 này cũng có những đổi mới có thể trình bầy ngắn gọn qua những nội dung sau:
1. Đổi mới Mục tiêu kiểm tra
đánh giá:
Trước đây, khi giáo dục là truyền thụ kiến thức, thì mục tiêu kiểm tra đánh giá là kết quả học tập (Assessment of
learning), khi giáo dục là rèn luyện phẩm
chất và năng lực để
chuẩn bị tiềm năng cho người học phát triển, thì
mục tiêu kiểm tra
đánh giá là để hỗ trợ cho việc học của người học; Ngày nay, thông tin bùng nổ, dạy không xuể, giáo dục là dạy cách học/cách kiến tạo kiến thức nên
coi kiểm tra đánh như một hoạt động dạy và học (Assessment as learning) mới nâng cao hiệu quả của hướng dẫn học
2. Đổi mới
Triết lý kiểm tra đánh giá
Trước
đây triết lý kiểm tra đánh giá là đánh giá sự tiếp thu kiến thức, kỹ năng của người học, nên câu hỏi/đề thi chủ yếu hỏi
kiến thức/kỹ năng đã nắm/đã thuộc đến mức
độ nào. Ngày nay, do bản chất dạy học là dạy nhận thức và tư duy, nên triết lý kiểm tra đánh giá là đánh giá năng lực nhận thức và tư duy của người học, câu hỏi đề thi lúc này nhằm vào đánh giá năng lực
nhận thức và năng lực tư duy, qua một tình huống cụ thể nào đó, người
học đạt đến mức độ nào nhận thức và tư duy về tính huống đó
3. Đổi mới
Phương pháp kiểm tra đánh
giá
Trước đây chủ yếu dùng câu hỏi/đề thi trắc nghiệm tự luận hay trắc nghiệm khách quan,
Ngày nay, giáo dục 4.0 gắn liền cới công nghệ cao, cho phép không chỉ dùng các câu tự luận hay trắc nghiệm khách quan mà còn sử dụng mô tả tình huống một cách linh hoạt qua các loại tranh,
ảnh, đồ hình, câu
đố thực và ảo…để đánh giá phẩm chất (trí tuệ cảm xúc) và năng lực (nhận thức và tư duy) xác thực hơn. Gần
đây, để đánh giá năng lực trong tuyển chọn (người học, người làm việc theo
mục đích khác nhau …) nhờ công nghệ 4.0 đã sử dụng Phương pháp trắc nghiệm thích
ứng qua máy tính (Computerized Adaptive Testing) nghĩa là câu hỏi
đầu đưa ra được xác định mức năng lực cho trước,
nếu đạt ngay thì câu hỏi tiếp theo trong cuộc thi sẽ đòi hỏi ngay mức năng lực cao hơn mức trước, cứ như vậy tiếp diễn cho
đến khi đạt giới hạn nào đó thì dừng, do
đó cuộc thi không cần tốn thời gian và nhanh chóng xác định được chính xác mức năng lực người dự tuyển
để quyết định tuyển hay không tuyển.
4. Đổi mới
Hình thức kiểm tra đánh giá
Trước đây kiểm tra viết qua các câu hỏi chủ yếu
ở mức nhận thức, tư duy thấp (nhớ, hiểu, áp dụng) nên không cho mở tài liệu;
ngày nay câu hỏi chủ yếu hỏi nhận thức bậc
cao (phân tích, đánh giá, sáng tạo) nên cho truy tìm tài liệu để làm bài. Trước đây thi vấn đáp bằng câu tự luận chấm
thiếu chính xác và khách quan, ngày này thi
vấn đáp bằng câu trắc nghiệm, đánh giá ngẫu nhiên tức thời và trực tiếp
nên chính xác đồng thời về phẩm chất và năng lực, lại khách
quan hơn. Trước đây kiểm tra đánh giá theo bài làm cá nhân, ngày nay kiểm tra đánh gia chủ yếu
thông qua nhóm, để rèn luyện
được năng lực hợp tác, chia sẻ được nhận thức và tư duy, giúp san bằng tri thức, chống phân hóa trình độ giữa
người học với nhau. Trước đây trọng số chỉ dồn
cho bài thi cuối kỳ, thiếu chính xác và khách quan; ngày nay kiểm tra đánh giá qua hồ sơ học tập(qua các sản phẩm học tập trong quá trình học học phần) nên chính xác và khách quan hơn.
4. ĐÔI ĐIỀU CUỐI BÀI [5]
Công cụ cốt lõi để đổi mới kiểm tra đánh giá thành quả học tập
của học viên là ngân hàng câu hỏi tự luận và ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Qui trình xây dựng
ngân hàng câu hỏi bao gồm các bước sau:
Bước 1, cần xây dựng chuẩn đầu ra chương trình dạy
học/đào tạo của ngành học theo chuẩn đầu ra của bậc học qui định trong
Khung trình độ quốc gia đã ban hành
với nguyên tắc cụ thể hóa các yêu cầu về
kiến thức, kỹ năng và mức tự chủ và trách
nhiệm của ngành học, có thể thêm các ý do đặc thù của ngành học, nhưng không
được thiếu bất kỳ ý nào trong văn bản chuẩn đầu ra của Khung trình độ quốc gia.
Bước 2, từ chuẩn đầu ra chương trình, xây dựng mục tiêu chung nêu rõ học phần này tham gia chuyển tải Phẩm chất và Năng lực nào của chương
trình dạy học và
muc tiêu cụ thể học phần này tham gia chuyển tải những kiến thức, kỹ năng
và mức tự chủ và trách nhiệm nào của
chuẩn đầu ra chương trình dạy học. Từ đó mới có căn cứ khoa học để xây dựng chương trình dạy học: Học phần nào
chuyển
tải nhiều thành phần của
chuẩn đầu ra chương trình
thì cho là học phần bắt buộc và
gán cho nhiều tín chỉ (không quá 3 hay 4 tín chỉ). Học phần nào chuyển tải ít,
cho là học phần tự chọn và ít tín chỉ (1 hoặc 2 tín chỉ). Học phần nào không chuyển tải chuẩn đầu
ra, không đưa vào chương trình.
Bước 3, từ mục tiêu cụ thể của học phần, xây dựng nội dung
kiến thức, kỹ năng và mức tự chủ và trách nhiệm mà học phần sẽ dùng để chuyển tải đến người học các thành phần kiến thức, kỹ năng và mức tự chủ của chuẩn
đầu ra chương trình.
Bước 4, căn cứ vào nội dung học phần
đã xác định được, xây dựng chuẩn đầu ra học phần. Vì bản chất dạy học ngày nay là dạy nhận thức
và tư duy trước một tri thức, nên đối với
môn lý
thuyết xây dựng chuẩn
đầu ra học phần theo thang Bloom rút
gọn gồm 3 bậc: 1-Tái hiện (nhớ), 2-Tái tạo
(Hiểu và Áp dụng) và 3-Lập luận
sáng tạo (phân
tích, đánh giá và sáng tạo)). Đối với môn thực hành, xây dựng chuẩn
đầu ra theo thang Dave rút gọn gồm 3 bậc 1-Chuẩn hóa, 2-Phối hợp và 3-Thành
thạo. Việc xây dựng chuẩn đầu
ra học phần do các giảng viên cùng dạy học phần xây dựng theo 2 tiêu chí: 1-Sứ mạng của nhà trường
và 2-Mục tiêu của chương
trình dạy học/đào
tạo. Từ 2 tiêu chí này nhóm xây dựng sẽ đồng thuận phân loại nội dung cho các bậc nhận thức hay bậc thực hành đã nêu ở trên
để xây dựng chuẩn đầu ra học phần.
Bước 5,
từ chuẩn đầu ra học phần xây dựng theo thang Bloom hay thang Dave, Xây dựng
ngân hàng câu hỏi tự luận bằng
cách rút từng nội dung đã phân định
trong chuẩn đâu ra học phần làm câu hỏi tự luận.
Thí dụ: trích Chuẩn
đầu ra Học phần “Tư Tưởng Hồ Chí Minh” có dạng dưới đây: (Đại học Giáo dục, ĐHQGHN (2009)
CĐR
Nội
Dung
|
Bậc 1 Tại hiện (Nhớ)
|
Bậc 2
Tái tạo
(Hiểu, Áp dụng)
|
Bậc 3
Lập luận sáng tạo (Phân
tích, Đánh giá,
sáng tạo)
|
Nội dung 3
Chương 1
|
III.A.1. Các cơ sở hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh.
III.A.2. Nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong từng thời kỳ hình thành và
phát triển.
|
III.B.1. Phương pháp kế thừa biện chứng
của Hồ Chí Minh đối với các giá trị
tư tưởng - văn hóa của dân tộc và nhân
loại.
III.B.2. Vai
trò của phẩm chất cá nhân của Hồ Chí
Minh đối với sự hình
thành tư tưởng
của Người.
III.B.3. Sự phát
triển của tư tưởng Hồ Chí Minh
qua các thời
kỳ
|
III.C.1. Giá trị của tư tưởng
Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân
loại.
|
Từ thí dụ trên, nếu ta lấy ngẫu nhiên mục III.C.1 làm đề thi tự luận ta sẽ có câu tự luận sau
Hãy phân tích “Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại”
Nếu người học làm đề
này đạt được 8 điểm, có nghĩa là người học đạt chuẩn đầu ra Học phần “Tư Tưởng Hồ Chi Minh”; về mặt định lượng-đạt
8 điểm là loại giỏi; về mặt
định tính người học đạt mức nhận thức cao-Lập luận sáng
tạo.
Nếu chuyển
thành câu hỏi hỏi từng
ý một, ta sẽ có 2 câu tư
luận sau:
- Hãy phân tích “Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc” và
- Hãy phân tích “Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với nhân loại”
PGS.TS.Vũ Quang Hiển ở Trường
Đại học Xã Hội Nhân Văn, ĐHQGHN
đã giúp chuyển thành câu trắc nghiệm
4 lựa chọn như sau